Cody Trần – Chia sẽ kiến thức phân tích

Tháng Ba 16, 2008

Đơn vị đo vàng và kim loại quí

dollar-backed-by-gold-721500

Vàng, các kim loại quí và đá quí khác thường được đo bằng Troy Ounce. Đơn vị Troy là đơn vị đo có từ thời Trung cổ, tên của nó gắn liền với nơi nó đựoc biết đến lần đầu Troyes – nước Pháp.

1 troy ounce = 31.1034768 grams.
1 troy ounce = 20 pennyweights (North American jewelery trade)
1 troy ounce = 120 carats
1 troy ounce = 155.52 metric carats (diamonds / precious stones).
3.75 troy ounces = 10 tolas (Indian sub-continent)

Tại Việt nam:

1 lượng vàng = 1,20556 troy ounces
1 lượng vàng = 10 chỉ = 37,5 grams
1 Kilogam vàng (kilo) = 32,15 troy ounces
1 Tấn (Metric Ton)=  32.150 troy ounces

Các mô hình cơ bản ( phần 1 )

Filed under: Các Mô hình Phân tích Kỹ thuật,PHÂN TÍCH KỸ THUẬT — Cody Trần @ 12:25 Chiều

w1

Phân tích kĩ thuật có thể rất đơn giản hoặc rất phức tạp, phụ thuộc vào khả năng bạn thao tác với dữ liệu thị trường. Những công cụ “thô sơ” bao gồm các mô hình biểu đồ, như tam giác, 2 đỉnh – 2 đáy , đầu và vai, mô hình cờ, và tất nhiên, cơ bản nhất nhưng quan trọng nhất, là đường xu hướng. Đôi khi bạn không cần những máy tính và phần mềm quá rườm rà cho dù đôi khi chúng có thể giúp bạn phân tích nhanh và dễ dàng hơn.

Các mô hình tiếp diễn

Xu hướng thị trường có khuynh hướng tiếp tục duy trì. Khi nào biến động giá còn tuân theo 1 xu hướng xác định và không phá vỡ đường xu hướng đó, thì xu hướng đó vẫn còn sức mạnh và là 1 xu hướng tiếp diễn. Ngoài ra còn có 1 số mô hình biến động giá cũng cho thấy xu hướng vẫn còn tiếp tục.

Mô hình cờ tăng ( bullish flag) – Mô hình cờ tăng xuất hiện khi thị trường đang có 1 xu hướng tăng mạnh, và có thể bị gián đoạn bởi 1 sự tạm nghỉ hoặc biến động ít ( sideways) do việc giao dịch giảm trong 1 vài nến ( candles), và sau đó thị trường tiếp tục 1 xu hướng mạnh tiếp diễn. Khoảng gián đoạn chống lại xu hướng chính có thể diễn ra trong vài ngày.

Thị trường có đặc thù là luôn dao động giữa 1 chu kì các điểm dao động cao và chu kì các điểm dao động thấp, và đó là lý do tại sao mô hình cờ là 1 dạng thị trường chậm lại 1 nhịp để xác định lại mức trước khi quay trở lại xu hướng tăng.

w2

Mô hình cờ giảm (Bearish flag) Mô hình cờ giảm xuất hiện khi thị trường đang có 1 xu hướng giảm mạnh, và có thể bị gián đoạn bởi 1 sự tạm nghỉ hoặc biến động ít ( sideways) do việc giao dịch giảm trong 1 vài nến ( candles), và sau đó thị trường tiếp tục 1 xu hướng giảm mạnh tiếp diễn. Cũng như mô hình cờ tăng, vùng “cờ” là thời gian ngắn thị trường củng cố và xác định trước khi trở lại với 1 xu hướng giảm mạnh.

w3

Tam giác đối xứng hay cờ hiệu (pennants)– 1 trong những mô hình tam giác phổ biến – tam giác nhọn là mô hình tiếp diễn. Giá có khuynh hướng dao động ngày càng yếu , với điểm cao và điểm thấp ngày càng có biên độ nhỏ dần và giá hướng đển đỉnh nhọn của tam giác. Sự phá vỡ của giá ra khỏi mô hình tam giác theo 1 hướng thì xu hướng đó sẽ nổi trội hơn – và trong ví dụ phía trên , giá xuống mạnh.

Tam giác giảm (descending triangle) – 1 trong những mô hình tam giác hiệu quả báo trước sự tiếp diễn của xu hướng giảm . Thị trường đang nóng lòng tìm kiếm 1 xu hướng mua khi đã chạm mức cản (support) rất nhiều lần trong vài candle liên tiếp. nhưng đỉnh của các nên trong dãy ngày càng thấp hơn và giá hướng đến điểm mũi nhọn trong tam giác. Và cũng như các mô hình tam giác khác, khi người mua quyết định rằng họ không thể giữ giá lâu hơn nữa tại mức chặn đáy của tam giác này, giá sẽ phá vỡ mức cản, và kì vọng giá sẽ tiếp tục xuống theo xu hướng trội hơn.

Tam giác tăng (Ascending triangle ) – Tam giác tăng ngược lại với tam giác giảm. Người bán giữ giá tại mức chặn trên (resistance) của tam giác nhưng người mua tiếp tục đẩy giá lên cao hơn, tạo nên mức giá thấp của nến sau cao hơn nến trước cho đến khi mức chặn trên bị phá vỡ. Cũng giống như các tam giác khác, giá sẽ tiếp diễn theo xu hướng trội hơn sau khi phá vỡ mức cản.

Chiếc tách và tay cầm ( cup and handle or cup and saucer) : Thị trường giảm đột ngột , sau đó giao dịch với mức độ thấp trong 1 thời gian ngắn, và sau đó tăng đột ngột tạo thành 1 hình chữ U dạng cái tách. Sau đó giá tiếp tục đánh võng tạo thành cái tay cầm phía bên phải cái tách, chạm mức cản trên (resistance) 1 vài lần. Khi giá đã đủ xung lực để phá vỡ mức cản , nó sẽ tiếp tục bứt phá mạnh tạo mức cao hơn với khối lượng lớn, và đôi khi có thể tạo ra 1 khoảng trống (gap) tại điểm bứt phá để xác định 1 xu hướng tăng mạnh.

w4

Bắt Đầu với FOREX

Filed under: BẮT ĐẦU với FOREX — Cody Trần @ 11:52 Sáng

thitruong0106_150Bạn lần đầu tiên nghe đến Forex? Nếu như vậy bạn đang đứng trước 1 cơ hội lớn, không phải chỉ là 1 cơ hội nghề nghiệp mà là cơ hội kinh doanh của bạn. Nhưng trước hết, bạn hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu những căn bản về Forex.

Những tài sản cần thiết giúp bạn kinh doanh:

1. Bạn

2. Máy vi tính

3. Kết nối Internet

4. Bàn làm việc ( hoặc ghế sofa tùy bạn)

Vâng, chỉ cần thế! Không nhân viên. Không quảng cáo. Không cần liên lạc nhiều. Không cần kho bãi.

Hãy hình dung rằng mô hình kinh doanh chỉ có bạn, máy vi tính và đường truyền internet ?! Đó là tất cả những gì cần thiết để có thể thực hiện giao dịch trong thị trường ngoại hối !

Những người đầu tư giàu kinh nghiệm tham gia thị trường Forex có thể có lợi nhuận cao trong từng tháng, từng tuần hay từng ngày ! ( và tất nhiên họ cũng có thể mất chừng đó)

Công việc kinh doanh của bạn trong ngày chỉ với các bước sau:

1. Thư giãn 1 chút

2. Ngồi trước màn hình máy tính ( hoặc trên ghế sofa với chiếc laptop của bạn)

3. Bật máy tính và đảm bảo kết nối internet được liên tục.

4. Mở phần mềm giao dịch và các biểu dồ

5. Thực hiện giao dịch

6. Thu được lợi nhuận!

Nhưng trước hết – Hãy bắt đầu học chơi ngay từ bây giờ! Thật sự không có công việc kinh doanh nào dễ dàng, và kinh doanh trong thị trường ngoại hối còn tiềm ẩn rủi ro rất cao và bạn có thể thua lỗ phần lớn số tiền của bạn. Vì thế Maxi-Forex sẽ giới thiệu bạn bức tranh tổng thể và mong bạn hiểu được bạn đang trong một thế giới nào

Trước hết, hãy đánh giá những yếu tố cần thiết của Forex xem bạn có thật sự yêu thích công việc này hay không nhé:

– Bạn là chủ của chính mình.

– Bạn không cần khách hàng

– Bạn không cần nhân viên

– Bạn có thể kinh doanh ở bất cứ nơi nào: tại nhà, tại cơ quan, tại khu du lịch hay bất kì đâu trên thế giới miễn là có thể kết nối Internet

– Bạn không cần phải lo lắng về sự ổn định công việc, sự phiền phức và trách nhiệm do mối lo âu về công việc toàn thời gian mang lại.

– Bạn quản lý hoạt động kinh doanh của bạn !

– Bạn không phải lo âu về trả lương nhân viên, công đoàn, bảo hiểm y tế, hợp đồng kinh doanh, kiện tụng…

– Bạn quản lý giờ giấc làm việc của mình

– Bạn có thể quyết định ngày nào muốn làm việc hay không – Bạn tự quyết định thời điểm làm việc hiệu quả nhất cho mình – và cho 1 kì nghỉ du lịch mỗi tháng nữa.

« Trang trướcTrang sau »